Top các thực phẩm không nên ăn sống

1519 lượt xem
06/04/2022

Có rất nhiều thực phẩm có thể ăn sống để giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng có rất nhiều loại ăn sống sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Ngoài thịt và trứng, Mẹ nhớ lưu ý thêm những loại thực phẩm này để mang lại sức khỏe tốt nhất cho …

Có rất nhiều thực phẩm có thể ăn sống để giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng có rất nhiều loại ăn sống sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Ngoài thịt và trứng, Mẹ nhớ lưu ý thêm những loại thực phẩm này để mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả nhà nhé!

Cà tím, đậu thận, khoai tây,…là những thực phẩm tuyệt đối không ăn sống

1. Cà tím 

Cà tím chỉ nên ăn sau khi đã chế biến kĩ – Món Cà tím hấp nước tương tỏi

Có người nói ăn cà tìm sống có công dụng giảm béo và loại bỏ mỡ thừa hơn ăn cà tím chín nhưng điều này hoàn toàn không có căn cứ và cơ sở khoa học nào. Trong cà tím sống có chứa rất nhiều một loại chất tên là solanine (Có rất nhiều trong khoai tây mọc mầm), chất này khi hấp thụ quá nhiều sẽ gây kích ứng tương đối mạnh đối với đường tiêu hóa; gây tê ở trung khu hô hấp, dẫn tới bị ngộ độc. Khi ăn cà tím sống sẽ xuất hiện các cảm giác tê liệt ở môi là những triệu chứng ban đầu của ngộ độc mà cả nhà nên cẩn thận.

2. Đậu thận 

Đậu thận tuy là nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời, nhưng chỉ được ăn đậu thận đã nấu chín kĩ.

Trong đậu thận có chứa khá nhiều phytohemagglutinin – chất này gây tác động trực tiếp đến dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa nhưng ăn sống có hại cho dạ dày, gây đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc cũng có thể là đầy hơi, tắc ruột.  Ngoài ra, lượng chất sắt dư thừa trong đậu thận sống còn có thể dẫn đến tổn thương tim và não.

Cách dùng đậu thận an toàn nhất là: ngâm qua đêm, nấu từ 1 – 1 tiếng rưỡi đối với nồi bình thường và 10 phút trong nồi áp suất.

3. Khoai tây

Nên chiên, xào,nấu chín kĩ khoai tây để tránh gây ngộ độc – Món Salad khoai tây trộn bê thui

Theo Đại học Utah (Mỹ) trong khoai tây sống cũng chứa solanine (đặc biệt là trong khoai tây xanh và khoai tây mọc mầm). Khi ăn khoai tây còn sống, chất này sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề dạ dày như khi ăn cà tím sống. Thêm nữa, hấp thụ quá nhiều lượng tinh bột trong khoai tây sống còn gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tắc ruột,…

Tránh ăn khoai có nhiều đốm xanh, khoai đã mọc mầm và nên chế biến chiên, xào,… kĩ để tránh gây ngộ độc nhé!

4. Sữa không tiệt trùng 

Sữa tươi được lấy trực tiếp từ bò chưa qua tiệt trùng chính là nguyên nhân gây các bênh đường ruột như đau bụng, tiêu chảy…

Trong sữa bò thô chứa nhiều vi khuẩn gây hại như E. coli và Salmonella, khả năng gây bệnh cao gấp 150 lần so với các sản phẩm sữa đã qua tuyệt trùng.

5. Khoai mì (sắn)

Mẹ nhớ rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín khoai mỳ trước khi ăn – Món Bánh khoai mì trứng cút

Theo nghiên cứu, trong khoai mì sống chứa lượng acid cyanhydric (HCN) đáng kể – chất này khiến hồng cầu không hấp thu được oxy, nạn nhân rơi vào trạng thái suy hô hấp, khó thở chỉ sau 1-3 giờ ăn. Nếu một người có thể trọng 50kg hấp thụ hơn 20mg HCN sẽ gây ngộ độc, hơn 50mg HCN sẽ gây chết người.

Khoai mì càng đắng thì càng chứa HCN cao hơn. Ngoài ra chất này có nhiều ở vỏ củ, lõi củ; ở lá cao hơn củ 3-5 lần… Mẹ nhớ rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn. 

Ôi! Nguy hiểm quá phải không Mẹ, từ nay Mẹ và Món Ngon Mỗi Ngày cần phải chú ý nhiều hơn nữa trong việc chế biến món ăn cho cả nhà nè! Hy vọng thông tin này sẽ mang đến cho Mẹ nhiều kiến thức dinh dưỡng hơn và trở thành người Mẹ nội trợ chuẩn đảm đang nha!

 

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

 Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học lại cách làm món Gà ác tiềm thuốc bắc đơn giản nhất, ngon nhất qua công thức gợi ý bên dưới nhé!

Nếu nhắc đến các món chay thì không thể nào không kể đến loại nguyên liệu đó là sườn chay, với thành phần tự nhiên là đậu nành, lúa mì, bột khoai sọ, gia vị chay... khi chế biến có mùi thơm, vị ngọt và dai dai như thịt heo.

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc tập thể dục thể thao thì việc kết hợp với thực đơn hàng ngày với các món ăn dinh dưỡng cùng một chế độ ăn lành mạnh

Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa có mùi vị thơm béo và thường được sử dụng trong các món ăn vặt

Làm mấy món mực này của Món Ngon Mỗi Ngày cho Ba lai rai vài ly hay cuối tuần đãi tiệc tụ tập bạn bè, gia đình là “số dzách” luôn!

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay 3 loại rau củ có màu tím mà chúng ta thường thấy trong thực đơn hàng ngày nha!

Thịt ba rọi có thể dùng để chế biến thành các món ăn đa dạng và phong phú. 

Chỉ cần 3 gói Blendy cùng vài nguyên liệu thôi là đã có thể làm ngay một ly kem chính hiệu “nhà làm” hương vị ngon hơn ngoài tiệm luôn rồi!

Nấm đông cô không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, từ món chay đến món mặn; mà còn chứa khá nhiều đạm, giàu Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh cá ngừ, cá thu, cá hồi,… thì cá chim cũng là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng tuyệt vời

Vậy loại thực phẩm có chứa nhiều Kali là những , hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay trong bài viết này nha!

Món Ngon Mỗi Ngày có một công thức nấu xốt thơm ngon tuyệt đỉnh mà ăn kèm với món cá nào cũng hợp, đặc biệt là món cá chim chiên vô cùng dinh dưỡng.

Công thức bạn có thể thích

2 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
10 Người
Dễ Dễ
10 Phút
0 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
10 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.